Chào mừng bạn đến với blog lớp YDK24, chúc bạn thật vui tươi, hạnh phúc, sức khỏe và thành công trên mọi lĩnh vực

16 thg 11, 2012

Ý NGHĨA MEN TIM TRONG THỰC TẬP LÂM SÀNG

Hiện nay các khoa tim mạch đang làm các CLS điện tim và men tim cho bất cứ bệnh nhân nhập viện. để làm tốt hơn cho việc học tập, Bình sẽ sưu tầm về bài viết này đăng lên blog để các bạn tham khảo, nếu có gì sai hay thiếu, câu hỏi mail cho Bình hoặc đăng nhận xét.
A. Về điện tim thì các bạn nên học thêm hay học nhóm, hay đăng ký vào Trường học đi, hoặc xem trên mạng của Trường ĐHYD Huế: 

http://www.youtube.com/watch?v=oCoGl_GQNic&feature=related

B. Men tim hiện nay Theo bình biết các khoa lâm sàng cho xét nghiệm 03 loại
I. CK
II. CK - MB
III. Troponin
Vậy 03 loại enzym đó là gì? nguồn gốc? ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị? 
Mời các bạn đọc tiếp:


1. CK: (Creatinin Kinase): giá trị bình thường nhiệt độ 37oC
Nam : 24 - 160 U/L
Nữ: 24 - 167 U/L
2. CK - MB: MB isoenzyme     <=  24 U/L
3. LDH: 230 - 460 U/L
4. CPK
I. Định nghĩa Men tim:

Men tim (tiếng Anh: cardiac enzymes) là các chất men đặc biệt trong cơ tim.
Khi một số cơ tim bị hủy, chất men tiết vào máu, sự tăng nồng độ giúp chẩn đoán bệnh nhồi máu cơ tim.
II. CK và CK - MB:
Trong thập kỷ trước 1990 chất : 
1. creatine kinase (CK) : xuất hiện trong máu sau khi tổn thương tế bào cơ tim. Nồng độ cao nhất sau 24h. giảm dần sau 4 - 5 ngày. 
2. MB isoenzyme (CKMB) và aspartate aminotransferase (AST) được dùng nhưng vì các chất này cũng có trong các bộ phận trong cơ thể khác (như cơ vân thường, gan v.v...), xét nghiệm bằng các chất này không được chính xác cho bệnh tim mạch. vì sao?
Vì:  CK tăng cao mức độ thường, nhưng không phải luôn luôn cho biết mức độ tổn thương cơ tim. Hàm lượng mức CK đôi khi có thể tăng lên do sự tổn thương của tế bào mô khác. Do vậy tính đặc hiệu của nó chưa thật cao.
Hiện nay troponin (loại T hay I) là phương pháp xét nghiệm tốt nhất để chẩn đoán bệnh nhồi máu cơ tim.
III. Troponin: bình thường < 0,2 nanogam, 
Troponin ( loại Troponin T hoặc l) thường có nồng độ rất thấp, không thấy được trong máu, nhưng sẽ tăng lên trong trường hợp cơ tim bị hủy.
Troponin tăng lên ở 20% bệnh nhân 4-6 tiếng (có tài liệu nói 2 -6 h)  sau khi bị nhồi máu cơ tim, 95% sau 12 tiếng (12 - 48h đạt đỉnh cao nhất). Nồng độ troponin từ 5 - 14 ngày mới về bình thường.
Trường hợp đau thắt ngực mà cơ tim chưa bị hủy, troponin sẽ không tăng lên.

Vậy khi nào xét nghiệm men tim này?
- Xét nghiệm men tim này được khi bệnh nhân thỏa 01 trong 02 tiêu chí sau:
      + Đau ngực > 3 phút
      + Tiền sử: có bệnh mạch vành.
IV: LDH:
Lactic dehydrogenase (LDH): Từ giờ thứ 16 đến giờ thứ 24 men này bắt đầu tăng, tăng cao nhất ở ngày thứ 6 có thể tăng kéo dài 8 đến 15 ngày. Men này không có giá trị để chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim như men CPK.
V. CPK: 
Creatin phosphakinase (CPK): tăng ngay ở giờ thứ nhất, giờ thứ hai, thứ ba trong nhồi máu cơ tim, tăng cao nhất ở ngày đầu, sau đó giảm dần đến ngày thứ 4, thứ 5 chúng đã trở lại bình thường (CPK bình thường là 5,5 đơn vị/l). Vì vậy men này rất có ích để chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim, ngay từ mấy giờ đầu tiên.
xem hình ảnh đính kèm:
http://ykhoa.net/baigiang/timmach/images/hinh1-5.jpg

Kết luận:
- Nếu Troponin T hoặc I tăng > 0,2 nanogam là có Nhồi máu cơ tim
- Các men tim khác ít có ý nghĩa

Lưu ý: Các bài này chỉ là sưu tầm của sinh viên chưa qua kiểm chứng, nên thông tin có thể chưa chính xác, nếu cần chính xác các bạn nên liên hệ Thầy cô Bộ Môn. (Bình)
Nguồn: 
1.http://ykhoa.net/baigiang/timmach/NHOIMAUCOTIMCAP.htm
2.http://dongyvietbac.com.vn/index.php/y-hoc-dieu-tri/tim-m%E1%BA%A1ch-huy%E1%BA%BFt-h%E1%BB%8Dc/233-y-ngha-ca-men-tim-trong-chn-oan.html
3. http://vi.wikipedia.org/wiki/Men_tim
4. http://www.google.com.vn/giaidap/thread?tid=27f242bf1c47d868&pli=1
5. http://www.benhhoc.com/content/2067-Nhoi-mau-co-tim-cap.html

Không có nhận xét nào:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14