Chào mừng bạn đến với blog lớp YDK24, chúc bạn thật vui tươi, hạnh phúc, sức khỏe và thành công trên mọi lĩnh vực

19 thg 11, 2012

BẠN CÓ BIẾT hs- CRP?

Hôm nay chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu về CRP- hs.
Đi làm sàng Bệnh viện Lao và bệnh phổi ghi là CRP-hs
Bệnh viện TW ghi là : hs - CRP
vậy bệnh viện nào ghi đúng, ghi nhầm lẫn? hs-CRP hay CRP - hs là gì?


h: hight
s: sensitive 
C: là ký hiệu C
R: reactiev
P: Protine
Xét Nghiệm C-Reactive Protein (CRP)
Giá trị bình thường ở người khỏe mạnh là < 1mg/l
1. Tại sao cần thử? Để xác định sự hiện diện của viêm và để theo dõi sự đáp ứng với điều trị [Ghi chú: một xét nghiệm nhạy hơn (hs-CRP) sẽ được sử dụng để tìm nguy cơ tim mạch.]
2. Khi nào cần thử?
Khi nghi ngờ có phản ứng viêm (như đối với một số loại viêm khớp, các bệnh tự miễn, bệnh viêm loét đại tràng) hoặc kiểm tra sự hiện diện của nhiễm trùng (đặc biệt sau phẫu thuật).
3. Lấy mẫu ra sao?
Lấy mẫu máu từ tĩnh mạch ở tay
4. Xét Nghiệm CRP là gì?
Image
                       H1-Cấu trúc phân tử CRP
- C-reactive protein (CRP) là một chất phản ứng (reactant) ở giai đoạn cấp, được sản xuất ở gan và bài tiết vào máu vài giờ sau khi xuất hiện viêm nhiễm.
- CRP tăng sau nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng huyết và sau phẫu thuật. CRP tăng trong máu trước khi xảy ra đau, sốt, và các chỉ điểm lâm sàng khác.
- Mức độ CRP có thể nhảy vọt lên gấp hàng ngàn lần để phản ứng với hiện tượng viêm và sẽ rất có giá trị trong việc theo dõi diễn biến của bệnh.
5. Khi nào cần thử CRP?
Xét nghiệm CRP có ích trong đánh giá các bệnh lý sau:
  • Bệnh viêm loét đại tràng
  • Một số dạng viêm khớp
  • Các bệnh tự miễn
  • Viêm nhiễm vùng tiểu khung (Pelvic Inflammatory Disease)
  • Viêm ruột thừa?
CRP có thể được dùng để tầm soát những bệnh sau đây ở người có bề ngoài khoẻ mạnh, tuy nhiên, trong những trường hợp này, nên dùng xét nghiệm hs-CRP (high-sensitivity CRP) vì có độ nhạy cao hơn:
  • Bệnh mạch vành tim (CHD)
  • Bệnh tim mạch
Tuy xét nghiệm CRP không đủ tính đặc hiệu để chẩn đoán một bệnh lý nào đó, nó vẫn có thể giúp ích với vai trò là một chỉ điểm tổng quát cho viêm nhiễm, và như thế sẽ báo động cho thầy thuốc biết khi nào thì cần phải làm thêm xét nghiệm khác để chẩn đoán và điều trị.

Image
             H2-Tương quan giữa nồng độ CRP trong máu và tỉ lệ sống còn, bệnh tật sau stent mạch vành do đau thắt ngực ổn định.
 6. Khi nào cần xét nghiệm?
- Do CRP tăng trong những trường hợp viêm nặng, xét nghiệm sẽ được chỉ định khi có nguy cơ viêm cấp (như nhiễm trùng sau phẫu thuật) hoặc khi có nghi ngờ dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân.
- Xét nghiệm cũng được chỉ định để giúp đánh giá các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp,lupus, và thường được lập lại nhiều lần để đánh giá hiệu quả điều trị.
- Xét nghiệm đặc biệt hiệu quả cho việc theo dõi những tình trạng viêm nhiễm vì lượng CRP sẽ giảm khi viêm nhiễm thoái lui.
- CRP còn được sử dụng để theo dõi lành vết thương, các vết mổ sau phẫu thuật, ghép tạng, phỏng để sớm phát hiện khả năng xảy ra nhiễm trùng.

7. Ý nghĩa các kết quả của xét nghiêm CRP?
- Lượng CRP tăng cao trong máu gợi ý cho thấy có viêm nhiễm cấp.
- Lượng CRP trong máu giảm xuống có nghĩa là tình trạng bệnh nhân tốt hơn và tình trạng viêm nhiễm giảm.

8. Có cần bổ sung thêm điều gì nữa về CRP?
- Lượng CRP có thể tăng trong giai đoạn cuối của thai kỳ, khi dùng thuốc viên tránh thai hoặc liệu pháp hocmon thay thế (ví dụ, estrogen). Lượng CRP còn có thể tăng ở những người béo phì.
- Một xét nghiệm khác để theo dõi tình trạng viêm là vận tốc lắng máu (erythrocyte sedimentation rate=ESR)
BS. ĐỒNG NGỌC KHANH -  BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Phần này bàn sâu về hs-CRP
Xem các nghiên cứu về hs - CRP:

https://docs.google.com/viewer?a=v&q=cache:w_SqiljzZ8wJ:www.115.org.vn/DOC/bckh2.pdf+hs-CRP.&hl=vi&gl=vn&pid=bl&srcid=ADGEESiOBQm_S1Q21yu774km8XuZEOoQkF2cFv2oYpzDM0O-3hAN6q-5d3oSJRT1zplIR2Da8o_yJudGcnSDPM1dcmpm0W-45J2IXgit4H7ArajxY9Uhyie6Z01GGdv5iDoE1S34B_Nm&sig=AHIEtbQu10Dn5eufpIdiDdyhkFIgWcBahA
Trong nghiên cứu này tác giả BS CKII. Trần Thị Thanh Thanh thu thập dữ liệu tại BV Chợ Rẫy và bệnh viện cấp cứu Trưng Vương năm 2006 - 2007.

1. Nguy cơ tim mạch gia tăng khi nồng độ hs -CRP >3 mg/L (nghiên cứu của Hoa Kỳ)
2. hs CRP tăng cao trong giờ thứ sáu, đạt đỉnh sau 48h. tăng cao khi NMCT cấp.


Không có nhận xét nào:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14