Chào mừng bạn đến với blog lớp YDK24, chúc bạn thật vui tươi, hạnh phúc, sức khỏe và thành công trên mọi lĩnh vực

23 thg 11, 2012

PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU THƯỜNG QUY CƠ BẢN

Thường các bệnh viện cho xét nghiệm nước tiểu gồm 10 thông số như:
1. Specific Gravity (SG):  tỷ trọng    (Bt        1,005 - 1,030)
2. pH: (4,8 - 7,4)
3. Bạch cầu: Leukocytes (< 10/Micro lít)
4. Hồng cầu: < 5micro lít
5. Nitrit: (-)
6. Protein : (<0,1g/l)
7. Glucose: (< 0,84 mmol/l)
8. Thể Cetonic (<0,5 mmol.l)
9. Bilirubin  (<3,4 Micromol/l)
10. Urobilinogen (< 16,9 Micromol/l)

Một số vấn đề chúng ta cần xem nhé:

1A. Tỷ trọng:
Tỷ trọng trong nước tiểu là gì? tại sao lại đứng đầu trong phần xét nghiệm nước tiểu? quan trọng như thế nào trong bệnh thận? (ngày 17/11/2012 Thầy Tuấn dạy cũng dạy nó đầu tiên).


- Định nghĩa tỷ trọng của nước tiểu là khối lượng của nước tiểu so với nước thông thường. Đánh giá tỷ trọng là đánh giá xem nước tiểu loãng hay cô đặc.
    
   Ví dụ: bảng chuẩn: tỷ trọng của Nước là 1. tỷ trọng nước tiểu là từ 1,005 - 1,030. một số tài liệu ở diễn đàn y khoa nói rằng là 1,000 đến 1,040 {1}

Hiểu như thế nào về tỷ trọng nhỉ?
+ Nếu đổ xăng trên mặt nước thì xăng sẽ nổi trên mặt nước vì tỷ trọng của xăng là 0,8 < 1 của nước.
+ Nếu cho 01 tấm nhôm vào thì tấm nhôm sẽ chìm trong nước vì nhôm có tỷ trọng là 2,7 > 1 của nước {2}. 

Tỷ trọng = khối lượng riêng của chất đo(m)/khối lượng riêng của chất đối chứng.

Xem 01 ví dụ ở trên chúng ta cũng tưởng tượng ra tỷ trọng là như thế nào? vậy bạn hãy trả lời cho Tôi xem nếu để nước tiểu vào trong nước thì chúng ta thấy chất nào nổi lên?

hãy tự trả lời đi nhé.

- Về sinh lý: tỷ trọng bt = 1,015 - 1,030. (theo mẫu của Các bệnh viện)


Nước tiểu cũng được tiết ra từ thận, tỷ trọng của nước tiểu lệ thuộc vào các thành phần có trong nước tiểu. 

Vai trò chính của thận ở người là để hỗ trợ thanh thải (clearance) các phân tử hòa tan trong nước, bao gồm cả độc tố , các chất độc hại và chất thải trao đổi chất . Nồng độ của các phân tử bài tiết xác định tỷ trọng của nước tiểu . Ở người trưởng thành bình thường, giá trị tỷ trọng từ 1,001 đến 1,030 [3].
Nếu có sự thay đổi các chất đó trong nước tiểu tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến tỷ trọng.
Vì vậy người ta sẽ đánh giá tỷ trọng để đánh giá bệnh lý:
+ Nếu tỷ trọng tăng (cô đặc): > 1,035: tức là tăng các chất hòa tan trong nước tiểu như: tình trạng mất nước, nôn, ra mồ hôi quá nhiều, hội chứng gan thận, giảm lưu lượng máu đến thận. Vượt quá hormone chống bài niệu gây ra bởi hội chứng của hormone chống bài niệu không phù hợp Một trọng lượng riêng lớn hơn 1,035 phù hợp với  mất nước, thường gặp trong các bệnh lý: nhiễm khuẩn gram (-), bệnh lý ống thận, xơ gan, tiêu chảy mất nước, ói mửa, suy tim xung huyết, tiểu đường....
+ Nếu tỷ trọng giảm (loãng) < 1,000: giảm nồng độ các chất hòa tan trong nước tiểu như suy thận mạn, viêm thận bể thận, đái tháo nhạt, hoại tử ống thận,...

Hiện nay người ta còn xem xét độ thẩm thấu.

2B. ĐỘ pH:
 Nước bình thường thì tự phân ly thành Ion H+ và OH-, chỉ có Nước là [H+] và [OH-] bằng nhau. pH được viết tắc từ power of hidrogen (tiếng anh, ai muốn sâu hơn hãy vào tài liệu tham khảo số [1])
- pH không có đơn vị.
- các thang bậc pH 1 - 14
- Đối với pH thường sử dụng người ta tính toán ra:
   + pH: = 7 trung tính = nước
   + pH < 7 Acid
   + pH > bazo
- giá trị bình thường pH trong nước tiểu : từ 4,8 - 7,4.
      - pH nước tiểu cao
          + Dạ dày hút
          + Suy thận
          + Thận ống toan
          + Nhiễm trùng đường tiểu
          + Ói mửa 
     - pH nước tiểu thấp có thể là do:
          + Bệnh tiểu đường nhiễm ceton acid
          + Tiêu chảy
          + Nạn đói 



1. http://www.chaugiang.com.vn/index/105nd/Tim-hieu-PH--la-gi-.html
2. 

Tài liệu tham khảo:
1. http://diendanykhoa.com/showthread.php?t=8633
2.http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%91i_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_ri%C3%AAng
3. http://en.wikipedia.org/wiki/Urine_specific_gravity



Không có nhận xét nào:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14