Chào mừng bạn đến với blog lớp YDK24, chúc bạn thật vui tươi, hạnh phúc, sức khỏe và thành công trên mọi lĩnh vực

8 thg 11, 2012

Tổn thương dây TK quay, TK giữa, TK trụ

Tổn thương dây TK quay, TK giữa, TK trụ

Tổn thương dây TK quay (n. radialis):2.2.1. Đặc điểm  giải phẫu:
Dây TK quay do rễ C7 tạo nên, tách ra từ thân nhì sau. Ở cánh tay, dây này chạy trong rãnh xoắn xương cánh tay, vòng từ sau ra trước để vào rãnh cơ nhị đầu ngoài. Dây TK quay chia ra 2 nhánh: nhánh vận động và cảm giác.
Nhánh vận động cho các cơ tam đầu cánh tay; cơ quay cánh tay còn gọi là cơ ngửa dài (tác dụng ngửa bàn tay nhưng chủ yếu là gấp cẳng tay vào cánh tay); cơ quay nhất và cơ quay nhì có tác dụng duỗi cổ tay; cơ duỗi đốt 1 ngón tay; cơ ngửa ngắn ; cơ duỗi dài ngón cái; cơ dạng dài ngón cái; cơ trụ sau (cơ duỗi cổ tay trụ).
2.2.2. Chức năng sinh lý:
Dây TK quay chi phối các động tác duỗi cẳng tay; duỗi cổ tay; duỗi đốt 1 các ngón tay và dạng ngón cái.
2.2.3. Nguyên nhân tổn thương:
+ Hay gặp trong gãy thân xương cánh tay; gãy chỏm xương quay; gãy xương kiểu Monteggia (gãy xương trụ kèm sai khớp trụ-quay).
+ Do thầy thuốc gây nên như tiêm, garo kéo dài; do phẫu thuật kết xương cánh tay.
+ Do viêm; do gối đầu tay trong lúc ngủ.
2.2.4. Triệu chứng lâm sàng:+ Tổn thương dây TK quay ở hõm nách:
Bàn tay rũ cổ cò điển hình (hình 3.1).

http://www.benhhoc.com/images.php?do=view&id=41


Hình 3.1: Hình ảnh tổn thương TK quay và dấu hiệu táchngửa bàn tay.Không duỗi được cổ tay và đốt 1 các ngón tay.
- Không dạng được ngón cái.
- Khi đặt 2 lòng bàn tay áp sát vào nhau rồi làm động tác tách ngửa 2 bàn tay thì bàn tay bị liệt TK quay sẽ không ưỡn thẳng lên được mà gấp lại và trôi trên lòng bàn tay lành (do tổn thương cơ ngửa ngắn).
- Mất phản xạ cơ tam đầu cánh tay và phản xạ trâm quay.
- Rối loạn cảm giác mặt sau cánh tay, cẳng tay và rõ nhất là khe liên đốt bàn 1 và 2 ở trước hố lào.
- Rối loạn dinh dưỡng biểu hiện phù mu bàn tay.
+ Tổn thương dây TK quay ở 1/3 dưới xương cánh tay:
Là vị trí hay gặp tổn thương với biểu hiện lâm sàng như các triệu chứng tổn thương ở hõm nách nhưng cơ tam đầu không bị liệt nên duỗi được cẳng tay và còn phản xạ gân cơ tam đầu.
+ Tổn thương dây TK quay ở 1/3 trên cẳng tay:
Đây là chỗ phân ra 2 nhánh vận động và cảm giác, khi tổn thương biểu hiện lâm sàng:
- Duỗi cổ tay còn nhưng yếu.
- Không duỗi được đốt 1 các ngón.
- Rối loạn cảm giác ở mu tay và phía lưng ngón tay cái.
2.3. Tổn thương dây TK giữa (n. medialis):2.3.1. Đặc điểm giải phẫu:
Dây TK giữa được tạo nên bởi rễ C5, C6, C7, C8 và D1. Dây tách ra từ thân nhì trên và thân nhì dưới. Phân nhánh vận động cho các cơ gan tay lớn và gan tay bé, có tác dụng gấp cổ tay; cơ sấp tròn và cơ sấp vuông tác dụng sấp bàn tay; cơ gấp chung nông và cơ gấp chung sâu; cơ giun 1 và 2; cơ gấp ngón cái ; cơ đối chiếu ngón cái. Chi phối cảm giác lòng bàn tay, ngón I, ngón II, ngón III và nửa ngoài ngón IV. Phía mu tay từ đốt cuối cùng các ngón II, III , IV.
 2.3.2. Chức năng sinh lý:
Dây TK giữa là dây của bàn tay có chức năng cầm nắm, gấp bàn tay vào cẳng tay; sấp bàn tay, gấp đốt 2 các ngón, gấp đốt 3 ngón trỏ và ngón giữa, gấp đốt 1 ngón cái và làm động tác đối chiếu.
2.3.3. Nguyên nhân tổn thương:
Do vết thương bởi vật sắc nhọn; do gãy đầu dưới xương cánh tay hoặc đầu trên xương quay; do thầy thuốc gây nên như garo kéo dài; tai biến trong phẫu thuật nắn sai khớp khuỷu; do tiêm thuốc có canxi ra ngoài tĩnh mạch ở nếp khuỷu; do chèn ép mãn tính ở ống cổ tay (hội chứng ống cổ tay).
2.3.4. Triệu chứng lâm sàng:
+ Bàn tay mất khả năng cầm nắm: bệnh nhân không làm được động tác nắm vào thân vỏ chai rồi nhấc lên cao (hình 3.2).

http://www.benhhoc.com/images.php?do=view&id=42

Hình 3.2:
 Hình ảnh tổn thương dây TK giữa

       + Không làm được động tác đối chiếu ngón cái với các ngón do liệt cơ gấp ngón cái.
+ Không gấp được ngón trỏ và ngón giữa: bảo bệnh nhân nắm bàn tay lại thì ngón trỏ và ngón giữa luôn duỗi thẳng trong khi đó ngón IV và V vẫn gấp bình thường.
+ Teo cơ ô mô cái, bàn tay gày guộc và ngón cái luôn áp sát vào ngón trỏ tạo nên tư thế độc đáo của bàn tay gọi là “bàn tay khỉ ”.
+ Rối loạn cảm giác đau vùng dây TK chi phối: mất hoặc tăng cảm giác đau ở lòng bàn tay và các ngón.
 + Rối loạn dinh dưỡng và thực vật: teo cơ ô mô cái; lòng bàn tay nhơm nhớp mồ hôi; rối loạn vận mạch, bàn tay tím tái khi thõng tay và trắng bợt khi giơ tay lên cao; teo da nên đầu ngón tay thon nhỏ, móng tay mờ đục dễ gãy.
2.4. Tổn thương dây TK trụ (n. ulnaris):2.4.1. Đặc điểm  giải phẫu:
Dây TK trụ được tạo nên bởi rễ C7, C8 và D1; tách ra từ thân nhì dưới và phân nhánh vận động cho các cơ trụ trước, 2 bó trong cơ gấp chung sâu; các cơ ô mô út; cơ liên cốt; cơ giun 4 và 5; cơ khép ngón cái và bó trong cơ ngửa ngắn ngón cái. Phân nhánh cảm giác cho toàn bộ ngón út và nửa ngón nhẫn.
2.4.2. Chức năng sinh lý:
Làm nhiệm vụ gấp cổ tay; khép nhẹ bàn tay; dạng và khép các ngón; duỗi đốt giữa và đốt cuối các ngón IV và V; gấp đốt 1 ngón IV và V.
2.4.3. Nguyên nhân tổn thương:
Chấn thương gãy đầu dưới xương cánh tay; gãy đầu trên xương trụ; sai khớp khuỷu; gãy kiểu Monteggia; tai biến do phẫu thuật đặt lại khớp khuỷu hoặc garô kéo dài.
2.4.4. Triệu chứng lâm sàng:
+ Bàn tay có dấu hiệu “vuốt trụ”, biểu hiện đốt 1 ngón IV và ngón V duỗi, trong khi đó đốt 2 và 3 lại gấp (hình 3.3).
 


http://www.benhhoc.com/images.php?do=view&id=43

Hình 3.3:
 Hình ảnh bàn tay “vuốt trụ” trong tổn thương dây TK trụ.
+ Không làm được động tác dạng và khép các ngón do liệt cơ liên cốt.
+ Không làm được động tác khép ngón cái (do liệt cơ khép ngón cái): cho bệnh nhân kẹp tờ giấy vào khe giữa ngón I và II ở 2 tay rồi bảo bệnh nhân kéo căng tờ giấy, bên tổn thương sẽ không giữ được tờ giấy.
+ Teo cơ ô mô út.
+ Teo các cơ liên cốt và teo cơ khép ngón cái. Mất cảm giác đau rõ nhất là ngón út.

Nguồn:
http://www.benhhoc.com/content/791-Ton-thuong-day-TK-quay-TK-giua-TK-tru.html

Xem thêm;


THỰC HÀNH TUẦN 6: KHÂU NỐI ĐỘNG MẠCH CÁNH TAY

Hành chánh
Họ tên: Nguyễn Khắc H.  tuổi: 17  gới: nam
Ngày NV: 18h ngày 17/4/12
Lý do NV: chảy máu nhiều ở cánh tay
Bệnh sử: 5h30 ngày 17/4/12, BN bị đánh bằng xăm gạo, chảy máu nhiều ở cánh tay phải, bị thương ở ngực phải
Khám lâm sàng
BN tỉnh tiếp xúc tốt
Mạch: 100 lần/min   HA: 100/70 mmHg
Vết thương ở mặt trước trong cánh tay phải kích thước 1×1 cm, gây đứt ĐM cánh tay, chảy máu nhiều
Vết thương ở liên sườn 6 đường nách giữa dài 2cm
Vết thương ở vai trái dài 2cm
Rung thanh giảm, gõ đục, rì rào phế nang giảm
Tiền căn: chưa ghi nhận bất thường
Kết quả cận lâm sàng
Công thức máu:
Hgb 10.5 g/dL
Hct 34.1%
MCV 64.6 fL
MCH 19.9 pg
MCHC 30.8 g/dL
Siêu âm: chưa có bất thường
X quang: không có bất thường
Mô tả phẫu thuật:
Loại phẫu thuật: khâu nio61 ĐM cánh tay
Thời gian: 19h45 ngày 17/4/12
Các bước tiến hành:
Gây mê cho BN
Image
Gỡ băng cuộn, bóc tách các lớp đến nơi ĐM bị đứt
Image
Cố định 2 đầu ĐM, bơm heparin vào 2 đầu ĐM để tránh đông máu
Image
Tiến hành khâu nối 2 đầu ĐM bị đứt
Sau khi nối ĐM, quan sát kĩ xem ĐM đã nảy đều hay chưa
Image
Khâu lại các lớp cơ, mô dưới da, da
Băng lại vết thương và bó bột cố định cánh tay
Bài học rút ra:
Khi phẫu thuật cần chú ý tình trạng BN
Sau khi khâu nối 2 đầu ĐM, cần phải chú ý quan sát kĩ xem ĐM đã đập chưa

Nguồn:
http://sinhvienykhoa115.wordpress.com/2012/04/22/th%E1%BB%B1c-hanh-tu%E1%BA%A7n-6-khau-n%E1%BB%91i-d%E1%BB%99ng-m%E1%BA%A1ch-canh-tay-19/

Không có nhận xét nào:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14